Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Giới trẻ thích thú với Halloween kinh dị


Giới trẻ thích thú với Halloween kinh dị

Hóa trang thành bộ xương khổng lồ, cướp biển dữ dằn, dã thú... đông đảo bạn trẻ Sài Thành háo hức với lễ hội Halloween được tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1) tối 29/10.

Phần hóa trang thành xác chết kinh dị
Là hoạt động tổ chức thường niên tại Nhà văn hóa Thanh niên, lễ hội Halloween thu hút đông đảo các bạn trẻ tham gia. Chương trình thi hóa trang tại đây diễn ra cho đến hết đêm 30/10.

Nữ sinh bắt bạn gái quỳ bị đình chỉ học


Nữ sinh bắt bạn gái quỳ bị đình chỉ học

Cư dân mạng đang xôn xao về clip nữ sinh bị nhóm bạn gái hành hung, lột áo bắt quỳ. Hiện hai nữ sinh đánh bạn đã bị nhà trường tạm đình chỉ học. 

Clip xuất hiện trên mạng cách đây một tuần, dài gần 3 phút, ghi lại hình ảnh hai nữ sinh lao vào tát, chửi, lột áo và bắt nạn nhân quỳ xin lỗi. Bối cảnh clip này là căn phòng chừng 20 m2, được cho là cạnh trường THPT Tứ Sơn (Lục Nam, Bắc Giang).
Sau khi xem clip, nhiều độc giả đã lên án kịch liệt cách ứng xử thô bạo của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Có bạn bình luận "nữ sinh có hành động thô bạo không khác gì dân xã hội đen".
Cơ quan chức năng ngay sau đó đã vào cuộc điều tra. Sáng 29/10, trao đổi vớiVnExpress, ông Nguyễn Văn Sáng, Phó hiệu trưởng trường THPT Tứ Sơn (Lục Nam, Bắc Giang), xác nhận nhân vật trong clip là học sinh của trường.
Nữ sinh đánh bạn, lột áo
Hình ảnh hai nữ sinh đánh bạn và lột áo trong clip được đăng tải trên mạng mới đây: Ảnh chụp từ clip

Giảm tuyển sinh không chính quy từ năm 2012


Giảm tuyển sinh không chính quy từ năm 2012

Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga khẳng định, mùa tuyển sinh năm 2012 sẽ tiếp tục giảm chỉ tiêu không chính quy và trung cấp chuyên nghiệp trong các đại học, cao đẳng.

Sáng 29/10, hội nghị trực tuyến sơ kết 1,5 năm thực hiện Chỉ thị số 296/CT-TTG của Thủ tướng và tổng kết năm học 2010-2011 khối các trường đại học, cao đẳng được tổ chức tại 7 điểm cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP HCM, Đăk Lăk và Cần Thơ. Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, chỉ thị số 296 của Thủ tướng về đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010-2012 đã triển khai kịp thời, tích cực và có hiệu quả. Kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy diễn ra trật tự, an toàn và đúng quy chế.
Theo Thứ trưởng, tiếp tục cải tiến thi cử theo hướng gọn nhẹ, năm 2012, kỳ thi đại học, cao đẳng cơ bản vẫn giữ ổn định theo giải pháp “3 chung” nhưng sẽ được những điều chỉnh, bổ sung một cách hợp lý theo hướng mở rộng khối thi, điều chỉnh phương thức tuyển sinh với các ngành năng khiếu, thêm chính sách với học sinh giỏi quốc gia...
"Năm tới sẽ giảm chỉ tiêu tuyển sinh không chính quy, giảm dần chỉ tiêu tuyển sinh cung cấp chuyên nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng. Đồng thời, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo chính quy", Thứ trưởng cho hay.
Chỉ tiêu chính quy vào đại học, cao đẳng sẽ giảm dần từ năm 2012. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

Việt Nam thừa đại học, thiếu mầm non


Việt Nam thừa đại học, thiếu mầm non

Nhiều đại biểu Quốc hội nêu thực trạng Việt Nam đang mở ra quá nhiều các trường đại học, còn trường mầm non vừa thiếu vừa yếu. 

Nêu ý kiến tại kỳ họp Quốc hội ngày 27/10, đại biểu Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay với đa số lao động giản đơn, lao động kỹ thuật cao còn ít.
"Chúng ta đang coi trọng làm phần ngọn mà chưa quan tâm đến gốc, tức là mở ra quá nhiều các trường đại học, trong khi đó các trường mầm non vừa thiếu, vừa không được quan tâm đúng mức. Tôi đề nghị Nhà nước phải có trách nhiệm với ngành học này vì mầm non là bậc học đầu tiên, là gốc, là nền móng của cả một công trình", ông Thịnh bày tỏ.
Theo ông, nếu không được quan tâm hơn hẳn các bậc học khác thì chí ít mầm non cũng phải bằng bậc tiểu học và trung học cơ sở. Nghĩa là địa phương lo trường, lớp có sự hỗ trợ của Nhà nước bằng chương trình kiên cố hóa trường lớp. Còn Nhà nước phải lo đội ngũ giáo viên, thiết bị giảng dạy và vui chơi của trẻ. Việc này có thể thực hiện theo phương thức xã hội hóa.
Nhiều đại biểu kiến nghị Nhà nước phải quan tâm đến giáo dục mầm non, phát triển nguồn nhân lực từ gốc. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.

Ham mê điện tử khiến tôi bị đuổi khỏi trường đại học


Ham mê điện tử khiến tôi bị đuổi khỏi trường đại học

Tôi mắc nợ bạn bè, người thân với số tiền cả gần mười triệu bạc, một số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Trong lúc túng quẫn tôi đã nghĩ ra việc đi ăn cắp điện thoại di động, tiền của các bạn cùng khu ký túc xá để có thể trả nợ. Sau đó thì tôi bị bắt quả tang, bị phát hiện với đầy đủ chứng cứ, thế là hết.

Chỉ vì sự bồng bột của tuổi trẻ mà tôi mất đi tương lai, ném đi thành quả của bốn năm trời học đại học. Tôi đánh mất tất cả khi chỉ còn chưa đến nửa năm nữa là tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân Luật học. Tôi điên loạn và tự sát bằng cách thắt cổ trong buồng tắm ký túc xá sau khi nhận thông báo buộc thôi học.

Rất may nhờ có bạn bè phát hiện ra, cứu kịp nên tôi còn được sống, còn cơ hội làm lại cuộc đời mới, để giờ đây tôi viết nên những dòng đầy nước mắt của nỗi buồn, cay đắng và cả niềm vui, niềm hạnh phúc sau lần vấp gã không bao giờ quên đó.

Tôi vốn là một học sinh học khá giỏi nhiều năm liền, như bao người bạn, tôi cũng mơ ước được học đại học, được ngồi trên giảng đường với những giáo trình đầy tri thức. Thi tốt nghiệp cấp ba xong tôi thi vào một trường đại học rất lớn ở thành phố Hồ Chí Minh chuyên về đào tạo cử nhân luật học.

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Tượng Nữ thần Tự do tròn 125 tuổi.


Tượng Nữ thần Tự do tròn 125 tuổi

Bức tượng nổi tiếng thế giới - Nữ thần Tự do ở New York - hôm qua đánh dấu 125 năm đóng vai trò là biểu trưng cho lý tưởng tự do của nước Mỹ

Tượng Nữ thần Tự do là tặng phẩm của nhân dân Pháp dành cho nước Mỹ, khởi nguồn từ ý tưởng đánh dấu nền độc lập của người Mỹ. Tượng được làm từng phần tại Pháp trước khi được mang tới Mỹ để lắp ghép. Bức hình trên là phần đầu của tượng được trưng bày tại Hội chợ Thế giới Paris vào năm 1878. Ảnh: Albert Fernique

Chợ 'bán hoa' của gái nước ngoài ở Singapore


Chợ 'bán hoa' của gái nước ngoài ở Singapore

Nhiều phụ nữ người Việt công khai chèo kéo khách hàng mua dâm tại khu Chinatown ở Singapore, một phóng sự điều tra của báo địa phương cho hay.

Một gái bán hoa người Việt gạ gẫm khách hàng tại một con phố ở Singapore. Ảnh: TNP.
Một gái bán hoa người Việt gạ gẫm khách hàng tại một con phố ở Singapore. Ảnh: TNP.

Thái Lan phá đường cứu Bangkok


Thái Lan phá đường cứu Bangkok

Chính phủ Thái Lan quyết định không đào kênh thoát lũ tại 5 con đường ở phía đông Bangkok, nhưng phá một đoạn đường nhỏ ở phía bắc để xả lũ cứu thủ đô.

Người dân Bangkok đổ ra các bến xe để sơ tán khỏi thủ đô tránh lũ. Ảnh: Xinhua.
Người dân Bangkok đổ ra các bến xe để sơ tán khỏi thủ đô tránh lũ. Ảnh: AFP.

Nước lũ tràn tới ngôi chùa Việt tại Bangkok


Nước lũ tràn tới ngôi chùa Việt tại Bangkok

Ngôi chùa Wat Uphairat Bamrung, tên Việt Nam là Khánh Vân, ở Bangkok đã bị ngập nước trong cơn lũ nghiêm trọng nhất ở Thái Lan nửa thế kỷ qua.

Nước lũ bên ngoài cung điện Hoàng gia ở Bangkok. Ảnh: AFP.
Nước lũ bên ngoài cung điện Hoàng gia ở Bangkok. Ảnh: AFP.

Kho vũ khí bí mật dưới lòng sa mạc Libya


Kho vũ khí bí mật dưới lòng sa mạc Libya

Hơn 80 hầm chứa vũ khí vừa được phát hiện tại một sa mạc gần Sirte, quê hương của Moammar Gadhafi, một tuần sau khi chính phủ mới giành quyền kiểm soát thành phố này.

80 hầm chứa vũ khí được phát hiện hôm 26/10 tại một sa mạc cách thành phố Sirte 100 km về phía nam. Đây là hầm vũ khí thuộc lực lượng trung thành với Gadhafi.

Tòa án Hình sự quốc tế liên lạc với con trai Gadhafi


Tòa án Hình sự quốc tế liên lạc với con trai Gadhafi

Tòa án Hình sự quốc tế hôm qua đã liên lạc với Saif al-Islam, con trai của cựu lãnh đạo Mommar Gadhafi để thương lượng về việc ra tự thú.

Con trai thứ của Gadhafi Saif al-Islam Gadhafi. Ảnh: AFP

Trực thăng Mỹ khảo sát lụt Thái Lan


Trực thăng Mỹ khảo sát lụt Thái Lan

Hai trực thăng của Mỹ sẽ tham gia khảo sát trận lụt lịch sử hoành hành suốt ba tháng qua tại Thái Lan theo đề nghị của chính phủ nước này.

Trực thăng SH-60 Seahawk của quân đội Mỹ. Ảnh: Dod.gov
Trực thăng SH-60 Seahawk của quân đội Mỹ. Ảnh: Dod.gov

Sứ quán Mỹ ở Bosnia bị tấn công


Sứ quán Mỹ ở Bosnia bị tấn công

Một tay súng nã đạn vào sứ quán Mỹ tại Sarajevo, thủ đô nước Bosnia làm một cảnh sát bị thương.

Tay súng Hồi giáo cực đoan trước sứ quán Mỹ. Ảnh: AP

Thu vàng Berlin


Thu vàng Berlin

Năm nay không khí lạnh về Berlin, Đức, muộn hơn, đồng nghĩa với việc mùa thu kéo dài thêm.

Nàng thu về, lá vàng rắc đầy lối đi, đến nỗi phải có cả những xe đặc chủng đi thổi lá và dọn lá vàng. Bạn chỉ cần đóng cửa xe ôtô chậm chút xíu là lá vàng theo vào. Trong khu dân cư, đường cao tốc, công viên, bãi đậu xe, sân trường, nhà trẻ… tràn lá vàng và nắng vàng. Cuộc sống lung linh hơn và có vẻ chậm lại.
Hãy cùng chiêm ngưỡng một vài nét thu vàng Berlin qua ống kính của độc giả Thế Sáng.
Trong gió thu, lá vàng bay xao xác.

Hà Nội chưa có đáp án về thay đổi giờ học, giờ làm


Hà Nội chưa có đáp án về thay đổi giờ học, giờ làm

Trong khi Sở Giao thông Vận tải đề xuất giữ nguyên giờ làm của công chức trung ương và Hà Nội thì phía công an đề nghị thay đổi, nhưng chỉ áp dụng trên phạm vi 10 quận và huyện Từ Liêm. 

Một ngày sau khi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng trình Chính phủ 2 phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm, ngày 28/10, UBND TP Hà Nội đã họp với các sở, ngành để bàn về vấn đề này.
Sở Giao thông Vận tải đã báo cáo lãnh đạo thành phố phương án giữ nguyên giờ làm của các cơ quan trung ương và Hà Nội, chỉ điều chỉnh giờ học, giờ kinh doanh.
Theo Sở này, do nhóm cán bộ, công chức số lượng lớn nên vẫn giữ nguyên giờ làm như hiện nay (8h sáng), bởi nếu điều chỉnh giờ làm thì sẽ xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều gia đình và công việc cơ quan.
Việc điều chỉnh giờ học được đề xuất như sau: học sinh từ mầm non đến THPT sẽ học từ 7 đến 8h, sinh viên các ĐH, CĐ ở quận trung tâm sẽ học từ 6 đến 7h. Các siêu thị, trung tâm thương mại, sàn giao dịch... có thể mở cửa lúc 9 hoặc 10h.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại theo khung giờ điều chỉnh mới, Sở Giao thông Vận tải cho biết, khung giờ cao điểm của xe buýt sẽ được tăng thêm 30 phút đến một tiếng, tức là 6-9h sáng và 16-19h chiều, thay vì khung 6- 8h30 và 16-18h như hiện nay.
duong tac
Người dân tham gia giao thông ở Hà Nội ngày càng khó khăn do đường tắc. Ảnh: Hoàng Hà.

Kiến nghị giải thể trường đại học kém chất lượn


Kiến nghị giải thể trường đại học kém chất lượng

Nhiều đại biểu Quốc hội và nhà giáo dục cho rằng việc mở tràn lan các trường đại học làm cho hệ thống giáo dục đại học nhiễu loạn, nhiều ngành không tuyển được thí sinh. Có đại biểu còn đề nghị giải thể trường không thực hiện đúng cam kết khi thành lập.

Cho rằng giáo dục đại học đang loạn với việc mở trường tràn lan, một số nơi cơ sở vật chất không có, địa điểm phải đi thuê, giáo viên thiếu, PGS Văn Như Cương đề nghị đã đến lúc nhà nước cần rà soát lại.
Ông phân tích, các trường dân lập mở ngành đa số dựa trên tiêu chí tốn ít tiền đầu tư như tiếng Anh, Du lịch... Nếu như trường nào cũng mở thì tạo nên sự quá tải, và thiếu thí sinh là chuyện đương nhiên.
Mặt khác, chất lượng một số trường dân lập chưa đảm bảo thể hiện ở việc ghi tên giáo sư, tiến sĩ vào danh sách gíảng viên của trường nhưng thực chất có rất ít người đến dạy. Số người dạy không đủ theo quy định cũng làm cho chất lượng đào tạo xuống thấp. Đây chính là nguyên nhân thí sinh không mặn mà với trường và dù trên điểm sàn nhưng các em vẫn không lựa chọn.
Trong buổi thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011-2012 tại kỳ họp Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng, mấy năm qua hàng loạt trường được mở mới, nâng cấp lên đại học nhưng chất lượng đào tạo một số trường chưa đảm bảo, gây bức xúc trong nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Cao Phúc (Quảng Ngãi) chia sẻ, hiện có nhiều trường đại học điểm đầu vào quá thấp, các trường cao đẳng, trung cấp thì tìm mọi cách lôi kéo học viên. Trong khi đó, nhu cầu dự báo và phân luồng của cơ quan chức năng rất yếu.
"Việc thu hút thí sinh bằng mọi cách cộng với định hướng ngành nghề cho học sinh chưa tốt, nhất là khu vực nông thôn, miền núi sẽ làm chất lượng đào tạo giảm, lãng phí thời gian và tiền của của gia đình, xã hội. Chính phủ cần tập trung rà soát, sắp xếp lại các cơ sở đào tạo, tăng cường khả năng dự báo, định hướng phân luồng cho học sinh", ông Phúc đề xuất.
Hàng loạt trường đại học mở ra với chất lượng không đảm bảo nên không thu hút được thí sinh là chuyện tất yếu. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.

Lại trắng đêm cứu đê


Lại trắng đêm cứu đê

Lũ đang diễn biến phức tạp ở vùng thượng nguồn giáp biên giới thì nhiều tỉnh cuối nguồn nước dâng cao gây ngập đường phố, nhà dân, phá vỡ hàng trăm đoạn đê.

Sáng 29/10, ông Phạm Hồng Văn, Phó chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng), cho biết chiều hôm qua đến rạng sáng nay có thêm 51 đoạn đê bị vỡ gây thiệt hại trên 2.000 ha mía, hoa màu của người dân An Thạnh Nhất, An Thạnh Nhì, Đại Ân 2, thị trấn Cù Lao Dung…
Suốt đêm qua gần 600 người, chủ yếu là lực lượng tại chỗ kết hợp cùng bộ đội, biên phòng đã thức trắng đêm để cứu đê nhưng chỉ gia cố được 16 đoạn. Như vậy trong tổng số 163 đoạn đê vỡ ba ngày qua với tổng chiều dài trên 800 m, lực lượng cứu đê đã hàn được 128 đoạn.
Lũ kết hợp triều cường làm nước ngập đến bếp nhà dân ở Sóc Trăng. Ảnh: Thiên Phước

Miền Bắc trở lạnh

Không khí lạnh tăng cường khiến nhiệt độ miền Bắc xuống thấp vào đêm và sáng. Toàn bộ miền Trung cũng chịu ảnh hưởng khiến trời mưa dông.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, đêm qua và sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.
Nhiệt độ thấp nhất sớm 29/10 tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) là 11 độ C; Sìn Hồ (Lai Châu), Sapa (Lào Cai) 13 độ C; Mù Cang Chải 16 độ C.
Ảnh: Khánh Huyền.
Bà cụ mặc nhiều áo, khăn quàng kín cổ đi thể dục bên hồ Gươm trong cái lạnh cuối thu. Ảnh: Khánh Huyền.

Ký đơn tập thể tố cáo hiệu trưởng, 14 giáo viên bị kỷ luật Đảng


Ký đơn tập thể tố cáo hiệu trưởng, 14 giáo viên bị kỷ luật Đảng

9 giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh (Đức Phổ, Quảng Ngãi) vừa bị kỷ luật khiển trách đến khai trừ Đảng, 5 người phải kiểm điểm trước chi bộ. Lý do là họ đã ký đơn tập thể tố cáo hiệu trưởng có nhiều sai phạm.

Quyết định kỷ luật do Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Đức Phổ (Quảng Ngãi) đưa ra hai ngày trước.
14 giáo viên trường Lương Thế Vinh bị kỷ luật Đảng gồm hiệu trưởng Võ Văn On, hai hiệu phó Hoàng Hải và Nguyễn Văn Nhựt (ông Nhựt đồng thời là Bí thư chi bộ). Những người còn lại gồm ông Nguyễn Ánh, Trưởng ban Thanh tra nhân dân; kế toán Cao Thị Hồng Hoa; Phó chủ tịch công đoàn Bùi Thị Kim Chi và cô Nguyễn Thị Châu Lễ, chi ủy viên chi bộ bị khiển trách đến cảnh cáo.
Hai giáo viên nhận hình thức kỷ luật nặng nhất là cán bộ Thanh tra nhân dân Tuyết Mai (khai trừ Đảng) và Nguyễn Minh Tuấn, Chủ tịch công đoàn trường bị cách chức chi ủy viên chi bộ của trường. Ngoài ra, các thầy cô giáo Vũ Hồng Tâm, Châu Thanh Thủy, Nguyễn Thị Quý Tưởng (đều dạy Văn), Trần Thanh Phúc (dạy Ngoại ngữ), Nguyễn Thanh Hải (dạy Toán), bị kiểm điểm trước chi bộ.
Các giáo viên, Đảng viên này được cho là đã vi phạm điều lệ Đảng khi ký đơn tập thể tố cáo ông Võ Văn On, Hiệu trưởng nhà trường. Hai phó hiệu trưởng bị kỷ luật vì biết giáo viên ký tập thể tố cáo là vi phạm điều lệ Đảng mà không ngăn chặn, không tổ chức họp chi bộ định kỳ hàng tháng.
Chi bộ trường THPT Lương Thế Vinh có 19 đảng viên (2 đảng viên dự bị), song đến 14 người nhận kỷ luật. Đây là lần đầu tiên Ủy ban kiểm tra huyện ủy Đức Phổ cùng lúc quyết định kỷ luật nhiều đảng viên ở một chi bộ.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra huyện ủy Đức Phổ, từ tháng 1/2009 đến 11/2009, ông On là Bí thư chi bộ trường THPT Lương Thế Vinh nhưng đã vi phạm điều lệ Đảng và quy chế cơ quan trong công việc, không chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, bỏ nhiều kỳ không tổ chức sinh hoạt chi ủy, chi bộ.
Ông Võ Văn On, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh- người đưo75c cho là bị tai biến não nặng vẫn hoàn toàn tỉnh táo trao đổi một số vấn đề liên quan đến nhà trường với Vnexpress.net. Ảnh: Trí Tín
Ông Võ Văn On, Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh. Ảnh: Trí Tín

Bộ trưởng 'xin' 40.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông


Bộ trưởng 'xin' 40.000 tỷ đồng đầu tư cho giao thông

Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cho biết, nếu được Quốc hội đồng ý, khoản ngân sách này sẽ được đầu tư cho các công trình trọng điểm, hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam, gần 570 cầu yếu cần giải quyết...

Trước thực trạng Bộ Giao thông Vận tải không còn tiền để đầu tư hạ tầng, chiều 28/10, tại buổi thảo luận dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng đề nghị Quốc hội bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng thu vượt từ dầu thô cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông.
Lý giải về việc phát sinh khoản ngân sách khổng lồ này, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia cho biết, hiện giá dầu thô theo báo cáo của Tập đoàn dầu khí cao hơn giá đang được Quốc hội sử dụng để tính toán nên năm 2011 và 2012, tổng thu ngân sách từ dầu thô tăng thêm khoảng 40.000 tỷ đồng.
Theo Bộ trưởng Thăng, nếu được Quốc hội đồng ý, 40.000 tỷ đồng sẽ được đầu tư cho các công trình trọng điểm, trong đó có hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam; xử lý công trình giao thông dang dở đang gây bức xúc cho người dân; giải quyết gần 570 cầu yếu; tách cầu đường sắt và cầu đường bộ...
Theo kế hoạch, năm 2015 ngành giao thông sẽ hoàn thành 600 km đường cao tốc Bắc - Nam. Và Bộ trưởng Thăng cho hay, chỉ có được ưu tiên vốn thì năm 2020 mới có thể hoàn thành toàn tuyến cao tốc dài hơn 2.000 km này.
Quốc lộ 32 (Nhổn - Cầu Diễn), tuyến huyết mạch phía Tây Bắc Hà Nội từng được ví là "con đường đau khổ" thi công ì ạch 10 năm chưa xong. Ảnh: Nguyễn Lê.

'Chỉ nên đổi giờ làm, giờ học theo hai nhóm'


'Chỉ nên đổi giờ làm, giờ học theo hai nhóm'

Thay vì chia tới 9 nhóm người học tập, làm việc theo giờ riêng như đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải, GS.TS Vũ Hoan, Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội, cho rằng chỉ nên chia làm 2 nhóm, công chức bắt đầu làm từ 9h sáng. 

Tại hội thảo quy hoạch đô thị và an toàn giao thông sáng 28/10, GS.TS Vũ Hoan đã tổng hợp ý kiến của đại biểu và đưa ra đề xuất của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Hà Nội gửi lãnh đạo UBND thành phố.
Theo ông Vũ Hoan, điều chỉnh giờ làm việc, giờ học là một giải pháp đúng để tổ chức giao thông, tuy nhiên cần xét trên nhiều góc độ, về giao thông, về xã hội, con người, ngành nghề. Trước mắt, giải pháp này nên thực hiện tại một số khu vực chứ không nên làm diện rộng.
GS.TS Vũ Hoan đề xuất, chỉ cần chia thành 2 nhóm người phải điều chỉnh giờ là nhóm độc lập và nhóm phụ thuộc. Theo đó, nhóm sinh viên, học sinh THPT (nhóm độc lập) sẽ bắt đầu học ca sáng từ 6h sáng, kết thúc ca chiều vào 19h.
Nhóm phụ thuộc bao gồm cán bộ, viên chức trung ương và Hà Nội, trẻ mầm non, tiểu học. Trẻ em bắt đầu học từ 8h sáng đến 18h chiều. Còn cán bộ làm việc từ 9h sáng, kết thúc lúc 17h hàng ngày.
"Giờ học và giờ làm chênh nhau một giờ đảm bảo cho các phụ huynh đưa đón con rồi đến cơ quan, hoặc khi tan sở, họ đi chợ rồi đón con...", ông Hoan nói.
tắc đường
Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Ảnh: Bá Đô.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Phải hy sinh lợi ích nhỏ'


Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Phải hy sinh lợi ích nhỏ'

Thừa nhận việc đổi giờ làm việc thực sự cũng gây xáo trộn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, nhưng Bộ trưởng Giao thông Vận tải cho rằng, nếu hy sinh lợi ích nhỏ mà không ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông thì người dân cũng được lợi.

Sau khi đưa ra một loạt giải pháp nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông với nhiều ý kiến đồng tình cũng như phản đối, sáng 28/10, Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại hội trường về vấn đề này tại phiên thảo luận kinh tế xã hội.
Bộ trưởng cho hay, đã nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp của người dân, trong đó có cả bà mẹ trẻ về việc giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Dù đó là ý kiến "khen ngợi, động viên hay chỉ trích nặng nề" thì bộ vẫn đánh giá cao và coi đây là phần rất quan trọng để tiếp thu, đưa vào chính sách.
Theo ông Thăng, vấn đề tai nạn và ùn tắc giao thông được nhiều đại biểu và cử tri cả nước quan tâm. Từ năm 2002 khi thấy gia tăng ùn tắc, tai nạn giao thông Chính phủ đã ra Nghị quyết 13 về giải pháp kiềm chế, tiến tới giảm tình trạng này. Chính phủ nhận định, ùn tắc và tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do quản lý nhà nước còn thiếu sót và ý thức kém của người tham gia giao thông.
Cũng theo Bộ trưởng, từ năm 2003 tới nay, Đảng và Chính phủ đã ban hành chỉ thị, nghị quyết về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Gây nhất nhất, Chính phủ tiếp tục ra nghị quyết số 88 về các giải pháp giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Bộ Giao thông đang cùng các bộ, ngành liên quan và Hà Nội, TP HCM triển khai các giải pháp nêu trên, nhưng Bộ trưởng khẳng định: "Tất cả giải pháp đang được triển khai, chưa có gì là sáng kiến của ngành giao thông".
Để giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông, ông Thăng cho rằng, giải pháp cơ bản và lâu dài là cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và ban hành các văn bản dưới luật đồng bộ, đảm bảo chất lượng cao. Bộ Giao thông đang cùng các bộ, ngành rà soát, cần thiết thì đề nghị bổ sung, sửa đổi cho phù hợp thực tế.
bo truong
Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu tại hội trường. Ảnh: TTXVN.

Năm 2012 công chức sẽ 'sống được' bằng lương tối thiểu


Năm 2012 công chức sẽ 'sống được' bằng lương tối thiểu

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, dự kiến năm 2012-2014 sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động. Một số khoản phụ cấp sẽ được đưa vào lương.

Sáng 28/10, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng đề án cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công. Trong đó có việc nghiên cứu mức lương tối thiểu, quan hệ giữa lương tối thiểu, trung bình, tối đa, cũng như thang bảng lương, ngạch lương, bậc lương, mức phụ cấp.
Theo ông Bình, dự kiến năm 2012-2014 sẽ điều chỉnh mức lương tối thiểu cho phù hợp, đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động, sau đó mới tính đến quan hệ giữa mức lương tối thiểu, trung bình, tối đa. Yếu tố trợ cấp cũng được tính đến theo hướng đưa một số phụ cấp hiện nay vào trong lương mới để cân đối cho phù hợp.
Bộ trưởng Nội vụ cho hay, hiện cả nước có khoảng 270.000 cán bộ, công chức từ cấp trung ương đến tỉnh, huyện, cùng 233.000 cán bộ công chức xã, phường, thị trấn, cùng khoảng 700.000 cán bộ không chuyên trách của xã, phường, thị trấn, ấp, thôn.
Theo dự thảo bộ luật lao động sửa đổi, tiền lương phải theo đúng quan điểm là giá cả sức lao động. Ảnh: Hoàng Hà.

Lương thấp, hơn 1.300 công chức bảo hiểm xã hội bỏ việc


Lương thấp, hơn 1.300 công chức bảo hiểm xã hội bỏ việc

Khối lượng công việc lớn, tính chất phức tạp song lương thấp, không có phụ cấp nên 4 năm qua, hơn 1.300 công chức ngành bảo hiểm xã hội đã bỏ việc.

Thay mặt Chính phủ trình bày báo cáo trước Thường vụ Quốc hội sáng 14/10, Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, từ năm 2007 đến nay số cán bộ, viên chức xin ra khỏi ngành là 1.353, nguyên nhân là chưa tương xứng giữa tính chất công việc và thu nhập.
Sau khi Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) có hiệu lực vào năm 2007, khối lượng công việc của ngành bảo hiểm tăng lên rất lớn. Số người tham gia, hưởng chế độ BHXH, BHYT giai đoạn 2007-2011 tăng rất nhanh càng gia tăng áp lực công việc. Đặc biệt, ở các thành phố lớn thì công chức của ngành thường xuyên phải làm đêm, làm thêm giờ. Trong khi đó, tính chất công việc từ quản lý thu, chi đến hoạt động đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ rất phức tạp...
Hơn 1.300 công chức bảo hiểm bỏ việc trong 4 năm qua do lương thấp. Ảnh minh họa: Hoàng Hà.

98% ý kiến công chức 'kêu' lương thấp


98% ý kiến công chức 'kêu' lương thấp

Kết quả khảo sát tại 3 bộ và 15 tỉnh thành cho thấy, hơn 98% ý kiến cán bộ, công chức cho rằng mức lương hiện nay thấp, chưa đảm bảo được nhu cầu tối thiểu. 

Chương trình khảo sát đánh giá độc lập về tiền lương được thực hiện tại các bộ GD&ĐT, Y tế, Khoa học và Công nghệ và 15 tỉnh thành, đại diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Theo Vụ Tiền lương (Bộ Nội vụ), từ năm 2003 đến nay, mức lương tối thiểu chung đã điều chỉnh 7 lần từ 210.000 đồng một tháng lên 830.000 đồng một tháng, cao hơn mức tăng chỉ số giá tiêu dùng 142% và mức tăng GDP là 85%.
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn 2003-2007, lạm phát tăng cao nên tuy Chính phủ đã chú trọng đến việc điều chỉnh tiền lương, nhưng đời sống của người hưởng lương vẫn gặp nhiều khó khăn.
Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Xe tải nặng bị hạn chế vào nội đô TP HCM


Xe tải nặng bị hạn chế vào nội đô TP HCM

Từ 1/11, các loại xe tải nặng sẽ không được lưu thông vào trung tâm thành phố theo hướng cầu Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Tất Thành và ngược lại.

UBND TP HCM vừa có quyết định về việc điều chỉnh hướng, tuyến, giờ lưu thông của các loại xe tải trên địa bàn.
Theo đó, kể từ ngày 1/11, trong khoảng thời gian từ 6h đến 24h sẽ cấm xe tải nặng (tải trọng trên 2,5 tấn hoặc tổng tải trọng trên năm tấn) vào ra trung tâm thành phố theo hướng cầu Sài Gòn - Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Tất Thành và ngược lại để lên xuống cảng Sài Gòn.
;ơư
Từ 1/11, xe có tải trọng trên 2,5 tấn sẽ bị cấm vào cảng Sài Gòn theo hướng cầu Sài Gòn và ngược lại. Ảnh: H.C

'Trùm' đề thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm


'Trùm' đề thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm

Lợi nhuận từ hành vi thầu đề là rất lớn nên nhiều con bạc ở Bạc Liêu bất chấp pháp luật để lao vào. Trong đó có gia đình làm nghề này theo kiểu “cha truyền con nối”.

Trao đổi với VnExpress.net chiều 28/10, đại tá Nguyễn Thanh Đoàn, Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Bạc Liêu, cho biết đã ký quyết định khởi tố, tống đạt lệnh tạm giam 4 tháng đối với 10 thầu số đề về hành vi tổ chức đánh bạc.
Cảnh sát khám xét nhà của một
Cảnh sát khám xét nhà của một "trùm" đề. Ảnh: T.P.

Thêm 6 máy bay cá nhân chuẩn bị về Việt Nam


Thêm 6 máy bay cá nhân chuẩn bị về Việt Nam

Có ít nhất 6 chiếc máy bay khác đã được doanh nghiệp Việt ký hợp đồng từ nước ngoài nhưng chưa dám đưa về thị trường vì lo vướng thủ tục nhập khẩu.

Một trong những mẫu máy bay cá nhân siêu nhẹ. Ảnh minh họa:

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Cậu thiếu niên thoát chết dưới gầm xe buýt


Cậu thiếu niên thoát chết dưới gầm xe buýt

Chiều 27/10, người dân tại ngã tư Lê Duẩn - Hai Bà Trưng (Hà Nội) phát hoảng khi thấy cậu thiếu niên chừng 16 tuổi lao ra giữa đường đúng lúc xe buýt đang bẻ lái.

Ảnh: Nguyễn Lê.
Chiếc xe buýt đang bẻ lái thì gặp cậu thiếu niên lao ra giữa đường. Ảnh: Nguyễn Lê.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Những gì tôi làm chưa mới'


Bộ trưởng Đinh La Thăng: 'Những gì tôi làm chưa mới'

Đề án thay đổi giờ làm đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng khẳng định, đề án không mới nhưng sẽ thành công nếu số đông người dân đồng thuận.

- Trong những năm qua, tình hình tai nạn giao thông không giảm, theo ông trách nhiệm đó thuộc về cơ quan nào?
- Tai nạn giao thông không giảm là do các giải pháp chưa đồng bộ, quyết liệt. Lỗi tại cơ quan quản lý - Bộ Giao thông Vận tải và người tham gia giao thông.
- Sau khi Bộ Giao thông Vận tải đề xuất điều chỉnh giờ làm, nhiều người cho rằng sự điều chỉnh chưa hợp lý và họ còn nhờ Bộ trưởng giải hộ bài toán "đón con". Vậy ông giải bài toán đó thế nào?
- Công chức nhà nước so với hàng triệu công nhân lao động thì là một số nhỏ. Công nhân cũng phải làm ca, làm kíp, vậy ai đưa con nhỏ đi học? Họ cũng là những người mẹ, tại sao chỉ có công chức mới được ưu tiên giờ đi làm và giờ làm việc phù hợp để đưa con đi học? Công nhân phải 6h sáng đi làm đến 14h chiều hoặc là 14h chiều đến 22h đêm, và làm ca ba từ 22h đêm đến sáng hôm sau. Ai là người đưa con họ đi học?
- Sau giải pháp điều chỉnh giờ thì Bộ Giao thông sẽ còn những giải pháp gì để giảm ùn tắc?
- Tôi nói là các giải pháp phải đồng bộ và tổng thể, bao gồm từ các văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức lại giao thông cho hợp lý, nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. Có rất nhiều giải pháp chứ không phải chỉ có một. Điều chỉnh giờ nằm trong tổng thể giải pháp do Chính phủ chỉ đạo chứ không phải Bộ Giao thông thích làm.
ong thang
Bộ trưởng Đinh La Thăng: "Quốc hội cần có nghị quyết để giám sát tối cao và nghị quyết để toàn hệ thống chính trị vào cuộc xử lý vấn đề giao thông". Ảnh:Hoàng Hà.

Hàng trăm hộ dân bị nhấn chìm vì vỡ bờ bao


Hàng trăm hộ dân bị nhấn chìm vì vỡ bờ bao

Tối 27/10, áp lực của triều cường làm đoạn bờ bao thuộc khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức (TP HCM) bị vỡ, nước tràn ngập hàng trăm hộ dân. Đến sáng nay khu vực này vẫn còn bị ngập nửa mét.

Đường số 36, khu phố 8, phường Linh Đông, quận Thủ Đức ngập trong triều cường.

Cần Thơ ngập trong triều cường


Cần Thơ ngập trong triều cường

Đợt triều cường cao nhất trong vòng 15 năm xuất hiện vào chiều 27/10 làm hàng chục tuyến đường ở thành phố Cần Thơ bị nhấn chìm. Có nơi ngập sâu một mét, giao thông nhiều khu vực tê liệt.

Xe chết máy, người phụ nữ này phải gọi điện nhờ người giúp.
Triều lớn vào buổi chiều hoặc sáng sớm đúng giờ cao điểm giao thông nên nhiều nơi bị ách tắc. Xe chết máy, người phụ nữ này phải gọi điện nhờ người giúp.

Chủ tịch HĐND, UBND xã đều dùng bằng giả


Chủ tịch HĐND, UBND xã đều dùng bằng giả

Photo bằng tốt nghiệp THPT của người khác rồi tẩy xóa điền tên của mình vào, kỳ bầu cử HĐND ba cấp vừa qua, bí thư và chủ tịch xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) tiếp tục tái đắc cử.

Chiều 27/10, ông Huỳnh Văn Tráng, Bí thư huyện ủy Tư Nghĩa cho biết, hai cán bộ xã Nghĩa Mỹ, huyện Tư Nghĩa là ông Lương Phước Hồng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã và ông Nguyễn Minh Tân, Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã, dùng bằng giả đã bị kỷ luật cảnh cáo. Hiện hai cán bộ này vẫn tiếp tục điều hành công việc tại địa phương.
"Chúng tôi đang chờ kết luận của cơ quan quản lý nhà nước, tùy theo mức độ vi phạm sẽ xem xét 2 cán bộ này có tiếp tục giữ cương vị lãnh đạo xã hay không", ông Tráng cho biết.

'Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp dân lập'


'Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp dân lập'

Trao đổi với VnExpress về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp đại học dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức. 

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, đây là quyết định của địa phương, không phải sự chỉ đạo của Chính phủ. Để đánh giá chất lượng của người lao động cần phải có quá trình. Hiệu quả hoạt động của công chức một phần do đào tạo, phần còn lại do thực tiễn. Ở các nước tiên tiến, một người có bằng cấp qua một thời gian làm việc nếu không đạt hiệu quả có thể bị sa thải.
"Ở Việt Nam không có sự phân biệt bằng cấp công lập - dân lập. Nếu địa phương không tuyển chọn người tốt nghiệp đại học dân lập thì phải có cơ sở để lý giải", ông Nhân nói.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết Chính phủ không chủ trương phân biệt bằng cấp. Ảnh:Hoàng Hà.

'Chưa lãnh đạo nào bị kỷ luật vì tai nạn giao thông'


'Chưa lãnh đạo nào bị kỷ luật vì tai nạn giao thông'

Đại biểu Lê Thị Nga cho hay, 3 khóa Quốc hội gần đây có trên 150.000 người chết vì tai nạn giao thông nhưng hầu như chưa có lãnh đạo nào bị kỷ luật vì để xảy ra tai nạn và chưa miễn nhiệm một bộ trưởng nào vì lý do này.

Ngày 27/10, tại buổi thảo luận về báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ, đại biểu Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho rằng, hiện nay tình hình tai nạn, ùn tắc giao thông quá nghiêm trọng và tương đương với tiêu chí cần thiết phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Nguyên nhân, theo bà Nga là ý thức của người tham gia giao thông quá kém và đã trở thành thói quen cố hữu của một bộ phận không nhỏ người dân. Trên 80% tai nạn là do lỗi của người điều khiển phương tiện, phổ biến là tình trạng phóng nhanh vượt ẩu. Vì vậy cả những đoạn đường tốt mới làm cũng gây ra nhiều tai nạn.
"Nhiều người dân coi việc vi phạm giao thông là không có gì cần lên án. Ngược lại, một bộ phận không nhỏ cảnh sát, thanh tra giao thông nhận tiền mãi lộ, hoặc là thiếu trách nhiệm, bỏ qua vi phạm. Điều này lý giải cho việc khi ra nước ngoài dân ta tuân thủ giao thông của nước bạn rất nghiêm. Theo tôi, người đại diện cho nhà nước làm việc không nghiêm thì người dân nhờn pháp luật là điều tất yếu", đại biểu Nga nhìn nhận.
Ảnh: Tiến Dũng.
Ùn tắc thường xuyên xảy ra tại Hà Nội vào giờ cao điểm. Ảnh: Tiến Dũng.

Cảnh sát châu Á thống nhất các biện pháp bảo vệ ngư dân


Cảnh sát châu Á thống nhất các biện pháp bảo vệ ngư dân

Các tướng lĩnh đứng đầu lực lượng cảnh sát biển châu Á họp tại Hà Nội sáng 27/10 thống nhất đối xử nhân đạo đối với ngư dân trong trường hợp vi phạm luật pháp. Nhiều sáng kiến hợp tác cũng được bàn thảo.

Sáng 27/10, người đứng đầu lực lượng cảnh sát biển 18 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á đã họp tại Hà Nội, bàn việc tăng cường hợp tác trong khu vực. Phát biểu tại hội thảo, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng, bối cảnh an ninh khu vực đang có nhiều diễn biến mới với sự quan tâm đặc biệt dành cho an ninh biển.
Hội nghị những người đứng đầu cảnh sát biển châu Á lần thứ 7 sáng 27/10 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Hưng.

Người phụ nữ chết cháy trong ngôi nhà 2 tầng


Người phụ nữ chết cháy trong ngôi nhà 2 tầng

Khi phá được cửa ngôi nhà, lửa đã cháy ngùn ngụt, lực lượng chức năng phát hiện xác người đàn bà đã bị cháy đen.

Sớm 27/10, nhiều người dân sống gần ngôi nhà 2 tầng phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội), hốt hoảng nghe tiếng tri hô cháy.
Mọi người chạy ra, phát hiện ngôi nhà 2 tầng bị khóa cửa ở bên ngoài, lửa bên trong bốc cháy ngùn ngụt. Họ đã cùng nhau phá khóa cửa, xách nước chữa cháy.
hien truong
Ngôi nhà 2 tầng được che kín mít. Ảnh: Lê Hiếu.

Đường Trịnh Công Sơn thành phố nhậu


Đường Trịnh Công Sơn thành phố nhậu

Dọc tuyến phố Trịnh Công Sơn (thành phố Huế) dài gần một km mọc lên hàng chục quán nhậu với những cái tên Diễm Xưa, Phố Trịnh, Hạ Trắng… Tối đến, những âm thanh hỗn tạp náo động cả một khúc sông Hương.

Dọc tuyến đường Trịnh Công Sơn bây giờ là la liệt các quán nhậu, có người lấy luôn tên bài hát của cố nhạc sĩ đặt tên cho quán mình. Ảnh: Nguyễn Đông

Ruộng' rau giữa khu chung cư kiểu mẫu Hà Nội


Ruộng' rau giữa khu chung cư kiểu mẫu Hà Nội

Thay vì trồng hoa cây cảnh tạo màu xanh, nhiều khoảng đất trống tại khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm (Hà Nội) được cư dân chung cư tận dụng trồng rau.

Chung cư CT1X2 thuộc khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm là nơi tái định cư của hàng trăm hộ dân ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Xe Air Blade bốc cháy ở trung tâm Hà Nội


Xe Air Blade bốc cháy ở trung tâm Hà Nội

Khoảng 7h sáng nay, nhiều người đi trên phố Hai Bà Trưng, đoạn trước cửa TAND thành phố Hà Nội, hoảng hốt khi chứng kiến xe Air Blade bốc cháy ngùn ngụt.

Chiếc Air Blade cháy trơ khung xương. Ảnh: Hoàng Hà.

Đề nghị lập ủy ban điều tra chống tham nhũng


Đề nghị lập ủy ban điều tra chống tham nhũng

Cho rằng số vụ tham nhũng phát hiện được chỉ là số ít và nhỏ, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đề nghị thành lập ủy ban điều tra chống tham nhũng, độc lập với cơ quan điều tra để "bắt những người có chức có quyền".

Ngày 26/10, Quốc hội thảo luận báo cáo của các cơ quan tư pháp trung ương về công tác phòng chống tham nhũng, tội phạm... Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) cho rằng, năm 2011 chỉ thông qua công tác thanh tra đã phát hiện tới hơn 211.000 tổ chức, cá nhân có hành vi, vi phạm với số tiền 6.600 tỷ đồng và số phải thu hồi là 1.300 tỷ đồng, nhưng đến nay mới thu hồi được 143 tỷ. Do đó, Chính phủ cần xem lại khi cho rằng tội phạm tham nhũng giảm.
"Điều đáng nói là chỉ có 17 vụ và 43 bị can được chuyển tới cơ quan điều tra. Rõ ràng thiệt hại rất lớn nhưng số vụ đưa ra xem xét về mặt hình sự rất ít, mà không biết trong số 17 vụ thì có bao nhiêu vụ được đưa ra xét xử. Chúng tôi cho rằng việc này thực hiện vẫn chưa nghiêm", ông Thường nói thêm.
Đồng quan điểm, đại biểu Giàng Thị Bình (Lào Cai) nhìn nhận vẫn còn xảy ra nhiều vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp. "Điều đó thể hiện công tác chống tham nhũng còn nhiều hạn chế. Một số vụ án xử lý chậm hoặc xử nhẹ gây tâm lý hoài nghi, giảm sút lòng tin trong nhân dân", bà nói.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hoàng Hà.
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hoàng Hà.

Đường tới đỉnh Fansipan của chàng trai 90 cm


Đường tới đỉnh Fansipan của chàng trai 90 cm

Sau bốn ngày leo Fansipan, Nguyễn Sơn Lâm đã hoàn thành hành trình chinh phục thử thách của chính mình. Trở về từ 'nóc nhà Đông Dương', chàng trai đầy ý chí ấy chia sẻ nhiều hình ảnh về chuyến đi. 

Xuất phát từ thành phố Lào Cai, Lâm được những người bạn đồng hành chuẩn bị mọi thứ cần thiết.

Xe khách cháy rụi giữa đèo


Xe khách cháy rụi giữa đèo

Rạng sáng nay, ôtô chở 43 khách đang vượt đèo Lò Xo trên đường Hồ Chí Minh (đoạn qua Kon Tum) bỗng xuất hiện mùi khét lẹt, lửa bùng phát từ phía sau.

Ôtô khách đang trên đường từ Đà Nẵng đi Kon Tum, do tài xế Hồ Minh Phương điều khiển. Đến đèo Lò Xo, đoạn qua xã Đăk Man (Đăk Glei, Kon Tum), xe có biểu hiện bất thường.
Tài xế và phụ lái xuống kiểm tra, phát hiện mùi khét nồng nặc và khói từ trong xe tỏa ra. Ngay sau đó lửa bốc lên ngùn ngụt.
Xe khách bị thiêu rụi hoàn toàn. Ảnh: Sơn Nguyễn
Xe khách bị thiêu rụi hoàn toàn. Ảnh: Sơn Nguyễn

Leo núi mạo hiểm trên vịnh Hạ Long


Leo núi mạo hiểm trên vịnh Hạ Long

Không e sợ độ cao của những vách núi hiểm trở, mỗi dịp cuối tuần, thời tiết đẹp, nhóm thành viên CLB Vietclimb lại tìm đến vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) trổ tài leo núi. 

Để đến được khu vực có đủ tiêu chuẩn leo núi trên vịnh Hạ Long, những thành viên đội leo núi phải thuê tàu cao tốc từ Hải Phòng ra đảo Cát Bà rồi tiếp tục đi tàu, thuyền ra khu vực đã định sẵn.

Cháy ngân hàng ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn


Cháy ngân hàng ở Hà Nội, giao thông tắc nghẽn

Tối 26/10, những đám khói đen bốc lên tại chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải trên đường La Thành (Hà Nội). Hàng chục cảnh sát phong tỏa hiện trường, 4 xe cứu hỏa được điều động, giao thông tắc nghẽn nghiêm trọng.

Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải (Maritime Bank) có mặt tiền 15m, diện tích chừng 80 m2, nằm tại tầng 1 của tòa nhà trung tâm thương mại, cách trụ sở Công an phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) khoảng 10 mét
Đồ đạc bên trong bị thiêu trụi. Ảnh : Hoàng Hà

Một số trường được giao tự chủ tuyển sinh


Một số trường được giao tự chủ tuyển sinh

Trong kỳ tuyển sinh tới, Bộ GD&ĐT thí điểm giao quyền tự chủ cho một số trường đăng ký. Dự thảo luật giáo dục cũng quy định rõ các trường sẽ chủ động xác định chỉ tiêu và phương thức tuyển sinh.

Chiều 26/10, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo chuyên đề dự thảo luật giáo dục đại học trước khi Bộ trưởng báo cáo tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 13. Trong dự luật lần thứ năm, các cơ sở giáo dục đại học được tự chủ xác định chỉ tiêu, tự quyết định phương thức và tự chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, quy định này sẽ thực hiện ngay sau khi dự luật được Quốc hội thông qua. Trong kỳ tuyển sinh tới, Bộ sẽ bắt đầu thí điểm đối với những trường đăng ký, đủ điểu kiện và khả năng tự chủ.
"Quyền tự chủ sẽ không thực hiện đồng loạt bởi năng lực quản lý của các trường không đồng nhất. Cùng một lúc để các trường tự chủ toàn bộ có thể xảy ra sự hỗn loạn trong toàn hệ thống", Thứ trưởng Ga nói và cho hay việc này sẽ được thực hiện theo kế hoạch và có lộ trình cụ thể. Trường nào vi phạm quy định sẽ bị thu hồi quyền tự chủ.
Từ năm 2012, Bộ Giáo dục sẽ thí điểm trao quyền tự chủ tuyển sinh cho một số trường đủ điều kiện. Ảnh minh họa: Hoàng Thùy.

Hà Nội liên kết du lịch với 3 tỉnh phía bắc


Hà Nội liên kết du lịch với 3 tỉnh phía bắc

Ngày 27/10, ngành du lịch 4 tỉnh thành Hà Nội, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình đã công bố chương trình hợp tác du lịch giữa các tỉnh nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng.

Theo ông Trịnh Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội, mỗi vùng có một lợi thế du lịch song nếu tách riêng thì khả năng thu hút du khách không cao, thời gian lưu trú của khách ngắn. Do vậy, nếu liên kết lại sẽ giúp kéo dài chương trình tour, tăng mức chi tiêu. Các tỉnh sẽ hợp tác chặt chẽ và phát huy thế mạnh của nhau để xây dựng sản phẩm và xúc tiến du lịch.

Trước khi phối hợp các tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội đã khảo sát tình trạng lưu trú, các danh thắng của từng địa phương để tìm biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Tại Quảng Ninh, đoàn khảo sát đã đến Bãi Cháy và đảo Quan Lạn, Minh Châu. Theo đánh giá, chất lượng dịch vụ trên một số tàu du lịch cho khách nội địa chưa tốt, không có thông tin và không hướng dẫn chỗ để áo phao; khu vực Hạ Long thiếu dịch vụ vui chơi giải trí về đêm.
Bắc Hà
Bắc Hà rực rỡ sắc màu trang phục dân tộc. Ảnh: Mã Anh Lâm.

Hụt hẫng sau lần đầu tiên kinh doanh thất bại


Hụt hẫng sau lần đầu tiên kinh doanh thất bại

Một tháng, hai tháng, ba tháng, tôi cố cầm cự, số tiền dự trữ cũng vơi dần, đến khi không thể cầm cự được nữa, tôi quyết định sang quán, nhưng việc sang quán cũng chẳng xong. Họ không trả tôi tiền cọc, và rồi tôi lại dính vào vụ kiện tụng tranh chấp, tôi mất trắng toàn bộ số tiền đầu tư...

Là dân tỉnh lẻ, từ nhỏ tôi đã xem trọng việc học, tôi biết rằng chỉ có học tốt thì mới có thể tạo được sự nghiệp. Sau khi tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, tôi không khó khăn để xin vào làm nhân viên cho một tập đoàn dược phẩm nước ngoài. Tôi trở thành dân văn phòng chính hiệu khi lúc nào cũng quần áo bảnh bao, ngồi trong phòng máy lạnh nhâm nhi café sữa.

Thế nhưng tôi không an phận mà luôn ấp ủ một dự định, dự định làm chủ. Làm việc một thời gian tôi cũng dành dụm được một số tiền, cộng với tiền đi vay mượn, tôi tin mình đã đủ bản lĩnh để ra kinh doanh. Thế là tôi xin nghỉ việc. Tôi dành hẳn một khoảng thời gian ngồi viết bản kế hoạch kinh doanh bài bản như người ta, và ngồi đó mơ đến chiến thắng.

Sau một tháng thuê mặt bằng, sửa chữa, trang trí và mua sắm, cuối cùng dự án của tôi đã thành hiện thực, một nhà hàng nướng nhỏ xinh dành cho giới trẻ nằm ngay vị trí mặt tiền đắc địa. Những ngày đầu khai trương, quán tôi lúc nào cũng đông khách, thậm chí khách đến không còn chỗ ngồi phải đành quay ra. Tôi đã chọn được hướng đi đúng, nhưng ngày này qua ngày khác, số lượng khách ngày một thưa dần.

Hà Nội dự kiến mở 6 tuyến phố đi bộ gần hồ Gươm


Hà Nội dự kiến mở 6 tuyến phố đi bộ gần hồ Gươm

UBND quận Hoàn Kiếm vừa báo cáo UBND thành phố đề xuất mở rộng không gian đi bộ trên các phố Hàng Buồm - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Mã Mây - Đào Duy Từ - Tạ Hiện vào 3 buổi tối cuối tuần. 

Các tuyến phố Hàng Buồm - Hàng Giầy - Lương Ngọc Quyến - Mã Mây - Đào Duy Từ - Tạ Hiện thuộc phường Hàng Buồm và Hàng Bạc, lưu giữ nhiều công trình kiến trúc được xây dựng vào thế kỷ 18-19 cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa. Khu vực này đang nằm trong khu bảo tồn cấp 1.

Các khu phố này trước kia là nơi quy tụ các quán ăn nổi tiếng của đất Hà thành mang đậm dấu ấn của người Việt và Hoa kiều. Chính vì vậy, theo đề án do Công ty Cổ phần Đồng Xuân xây dựng, các tuyến phố đi bộ này sẽ chỉ kinh doanh ẩm thực, nhằm khôi phục các món ăn truyền thống.
Dự kiến, 6 phố đi bộ mới sẽ hoạt động 3 tối mỗi tuần, gồm thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật, trùng hợp với phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân hiện nay. Thời gian từ 19h đối với mùa hè và 18h đối với mùa đông đến hết 24h.
Khu phố cổ
Khu phố cổ Hà Nội luôn thu hút đông du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Tiến Dũng.

Phó chi cục thuế đi massage bị cảnh cáo Đảng


Phó chi cục thuế đi massage bị cảnh cáo Đảng

Dẫn bạn đi massage nhưng Phó chi cục Thuế TP Cà Mau bắt chủ cơ sở trả tiền “boa”. Ông này còn bắt doanh nghiệp chở đi coi bói nên bị kỷ luật.

Ngày 26/10, trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Hoàng Phương (Chi cục trưởng Chi cục Thuế TP Cà Mau, Cà Mau) cho biết, Ủy ban kiểm tra Thành ủy Cà Mau đã chính thức triển khai quyết định kỷ luật ông Phạm Minh Quang (Chi cục phó Chi cục Thuế TP Cà Mau) với hình thức cảnh cáo về mặt Đảng. Ông này cũng bị đề nghị chuyển công tác ra khỏi ngành thuế vì có hành vi không tốt đối với doanh nghiệp.
Không chỉ bắt chủ nhà hàng đưa đi xem bói, ông Quang còn đến cơ sở massage Thủy Cung thư giãn và bắt ông chủ phải trả tiền “bo”. Ảnh: Thiên Phước

Nam thanh niên chết cháy trong căn nhà 4 tầng


Nam thanh niên chết cháy trong căn nhà 4 tầng

Sáng nay, sau tiếng nổ lớn, đám cháy bất ngờ bùng cao tại căn nhà 4 tầng trên đường Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh (TP HCM) khiến nam thanh niên tử nạn.

Khoảng 6h45, tầng 4 của căn nhà bất ngờ phát ra tiếng nổ lớn sau đó lửa bùng lên và nhanh chóng bao trùm. Lúc này có khoảng 6-7 thanh niên nam nữ đang nằm ngủ ở tầng trên cùng của căn nhà.
Sau tiếng nổ lớn, ngọn lửa phát ra tại tầng 4 của căn nhà. Ảnh: An Nhơn

Gần 1.300 tỷ đồng trùng tu kinh thành Huế


Gần 1.300 tỷ đồng trùng tu kinh thành Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa có quyết định phê duyệt dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống kinh thành Huế với tổng vốn đầu tư gần 1.300 tỷ đồng.

Đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại quần thể di tích cố đô Huế nhằm tạo hình ảnh Kinh thành Huế xứng tầm với giá trị của một di tích trọng yếu trong quần thể kiến trúc đã được công nhận là Di sản Văn hóa của nhân loại.
Dự án do Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế làm chủ đầu tư, tập trung vào tu bổ, tôn tạo lớp thành ngoài của kinh thành Huế (chu vi khoảng 10km), giải tỏa gần 1.000 hộ dân sống trên khu vực thượng thành và Eo bầu ở Kinh thành Huế, tu bổ toàn bộ hệ thống kè hào hầu hết đã bị hư hỏng sạt lở, nạo vét lòng hào đã bị bồi lấp, tu bổ tường thành, gia cường, chỉnh trang hệ thống cầu cống…
Ảnh:
Dự án nhằm hoàn chỉnh hình ảnh kinh thành Huế là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Nguyễn Đông.

Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

Hà Nội nên thí điểm trước khi đồng loạt thay đổi giờ làm


Hà Nội nên thí điểm trước khi đồng loạt thay đổi giờ làm

Cho rằng thay đổi giờ làm, giờ học theo đề xuất của Bộ Giao thông Vận tải sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người dân, không giải quyết được ùn tắc, nhiều cơ quan, trường học ở Hà Nội đề nghị nên thí điểm trước khi áp dụng đại trà. 

Ông Lê Văn Hoạt, Phó chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội, cho rằng nếu thực hiện đề án ngay thì hơi vội vàng. Phương án điều chỉnh giờ làm việc của cán bộ viên chức và giờ học tập tại Hà Nội từng được bàn đến song khó thực hiện do ảnh hưởng lớn đến đời sống của nhiều người. Mặc dù giải pháp này có tính tích cực song nếu làm ngay sẽ không đủ cơ sở mà cần có thời gian khảo sát thêm.
"Mỗi phương án đưa ra đều có mặt lợi mặt trái, cần khảo sát đánh giá và có biện pháp giải quyết mặt trái, các vấn đề phát sinh thì đề án sẽ hiệu quả hơn", ông Hoạt bày tỏ.
Ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT, cũng bày tỏ băn khoăn khi nói tới tính hiệu quả của đề xuất này. Theo ông Thống, những gia đình có con đi học trái tuyến, trái quận mới phải thường xuyên đi lại trên các trục chính, còn đa số học sinh thuộc các quận nội thành theo học đúng tuyến thì không phải là nhân tố chính gây tắc đường.
Mặt khác, tình trạng ùn tắc không chỉ xuất hiện vào giờ đi học mà đôi khi còn diễn ra ở nhiều thời điểm trong ngày. Ngay cả khi học sinh được nghỉ mấy tháng hè thì tình trạng tắc đường vẫn thường xuyên xảy ra. Hiện giờ làm việc của các cơ quan, đơn vị sự nghiệp hành chính của Trung ương tại Hà Nội và của địa phương đã lệch nhau. Giờ học của các bậc học cũng khác nhau.
Do đó, theo ông Thống, để có thể đưa ra quyết định chính xác, phù hợp, các chuyên gia nên khảo sát về số lượng học sinh hàng ngày phải tham gia giao thông trên các tuyến đường, bao nhiêu phần trăm học sinh học trái tuyến, bao nhiêu phần trăm học sinh học đúng tuyến, bao nhiêu em phải có cha mẹ đưa đón…
Cũng theo đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, kinh tế của Việt Nam còn khó khăn, thu nhập bình quân của công nhân, viên chức còn thấp, nên không phải gia đình nào cũng có điều kiện trả tiền và có nhu cầu trông giữ ngoài giờ được. Hơn nữa, ngành giáo dục cũng không thể yêu cầu giáo viên làm việc ngoài giờ mà không có một khoản thù lao nào.
TP HCM đã điều chỉnh giờ học nhưng đường vẫn tắc. Ảnh: HC.
Là trường nằm trên quận Đống Đa, theo đề xuất của Bộ GD&ĐT sẽ phải vào học ca sáng từ 6h30 đến 11h30 và ca chiều từ 12h45 đến17h45, Hiệu phó ĐH Công Đoàn Vũ Quang Thọ cho biết, cả sinh viên và giáo viên của trường phàn nàn rất nhiều.
"Tôi cho rằng đề ra chính sách gì cũng phải toàn diện. Với riêng giáo viên thì họ vừa làm việc nước vừa làm việc nhà. Đề ra chính sách thay đổi giờ thế này khiến họ chỉ làm được một việc. Với những người phải đón con, họ tâm sự có thể giảm việc cơ quan chứ không bỏ được việc nhà vì đó là sứ mạng cao nhất của họ", ông Thọ nói.
Theo vị hiệu phó, nếu dự thảo được đưa vào thực tế thì sẽ có hai hạn chế: không đảm bảo sức khỏe và không phù hợp với thời gian biểu. Ông lấy ví dụ, trước đây Sea Games 22, thành phố phân luồng giao thông để giảm ách tắc, nhiều trường buộc phải vào học lúc 6h45. Tuy nhiên, sau khi Sea Games kết thúc vẫn không có lệnh giải tỏa khiến một số trường phải duy trì đến đầu năm 2011.
"Khi thấy sự bất hợp lý, tôi mới yêu cầu phòng đào tạo làm lại lịch trả về học lúc 7h. Học sớm hơn với mùa hè thì không vấn đề, nhưng mùa đông thì quá tối, trời lại mù, học sinh đi lại sẽ rất vất vả", hiệu phó Thọ nói và cho rằng, bắt đầu học lúc 6h45 đã có khó khăn, giờ nếu học 6h30 thì sẽ vất vả hơn nhiều, nhất là đối với những trường có hệ thống chiếu sáng kém, khó bảo đảm ánh sáng cần thiết.
Là người có chuyên môn về tổ chức lao động khoa học, ông Thọ phân tích, theo quy luật tâm sinh lý con người, 12h30 là giờ cao điểm nhất, lúc mà khả năng, năng lực làm việc kém nhất, độ lơ đãng cao, con người uể oải. Nếu bắt đầu làm việc chiều vào giờ này vừa kém năng suất, vừa kém an toàn.
Khi hoạch định chính sách, người phụ trách phải tính đến những điều này. Phải tính sự khác nhau giữa mùa đông, hè, thời gian nghỉ ngơi giữa buổi để tiếp tục công việc đã thỏa đáng chưa. Bên cạnh đó cần tính đến sự hợp lý để người lao động có thể hài hòa cả việc nhà, việc cơ quan.
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội Nguyễn Viết Thịnh (Cầu Giấy) thì cho rằng việc thay đổi giờ học không có gì lớn lắm. Hiện nay sự chênh lệch giờ học khu vực này với dự thảo mới không đáng kể. Tuy nhiên, ông bày tỏ băn khoăn, việc thay đổi giờ làm có thể không thay đổi được nhiều tình trạng giao thông hiện nay. Nếu quan sát vào ngày nghỉ vẫn thấy giao thông diễn ra như bình thường, vậy những người tham gia giao thông không phải chỉ dân công sở, sinh viên mà là rất nhiều lao động tự do.
Bên cạnh đó, tắc đường không phải diễn ra trên toàn thành phố mà chỉ có vài nút cổ chai, những nút này dù có đổi giờ thì cũng không giải quyết được nhiều. "Dù 9h bắt đầu làm nhưng không thể bắt họ đi lúc mấy giờ, nhiều người vẫn đi sớm vì đưa con đi học hay những việc khác, sẽ vẫn có giờ cao điểm như thường. Hơn nữa dù có giãn được giao thông buổi sáng thì cũng không giãn được buổi tối. Cứ 17-18h chiều mọi người vẫn hối hả về nhà. Có chăng chỉ dịch chuyển được cao điểm từ chỗ này sang chỗ kia", thầy Thịnh phân tích.
Theo hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, nếu như cơ quan nhà nước 9h làm việc, 9h mới tiếp dân thì biết bao nhiêu người phải chờ đợi. Thế nên, phương án thay đổi giờ giấc làm việc phải đảm bảo hài hòa giữa các cơ quan trên cả nước bao gồm các hộ kinh doanh, người dân lao động, học sinh, sinh viên, cơ quan hành chính...
Tuy nhiên, chiều lãnh đạo cơ quan lại bày tỏ sự ủng hộ đề án của Bộ Giao thông Vận tải. Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Nghệ thuật trung ương Phạm Lê Hòa cho biết, đây là một ý tưởng hay. Hiện sự phân bổ giao thông chưa hợp lý, ccó những giờ rất đông người gây nên quá tải, lại có những lúc đường phố vắng vẻ, thông thoáng.
Theo Hiệu trưởng Hòa, việc điều chỉnh giờ làm việc là cần thiết. Tuy nhiên, cần phải điều tra, tính toán để không biến người dân ở Hà Nội thành 'vật thí nghiệm'. Mọi chính sách trước khi đưa vào thực tế cần nghiên cứu cẩn thận, thận trọng, khoa học, trước khi thực hiện rộng rãi cần cho thí điểm để rút kinh nghiệm.
"Tôi rất thích câu nói của Đinh La Thăng rằng có những phương án mà một nhóm người phải hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích chung. Đối với trường tôi, việc học sớm hơn, nghỉ trưa ít hơn... không phải vấn đề lớn. Tôi sẽ kêu gọi cán bộ, sinh viên thực hiện tốt quy định để góp phần giải quyết vấn nạn giao thông hiện nay", Hiệu trưởng Hòa khẳng định.
Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Huy Sáng bày tỏ, hàng ngày ông đi làm từ 6h30 thì đến cơ quan mất 20 phút, song nếu khởi hành 7h thì sẽ đi mất một giờ. Do vậy, biện pháp đơn giản nhất để giảm ùn tắc hiện nay là giãn cách thời gian của nhiều người, nhất là học sinh sinh viên.
"Phương án đổi giờ làm việc có thể thực hiện ngay, rồi vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Bởi nếu khảo sát thì rất khó tính toán là bao nhiêu phụ huynh phải đi đón con hàng ngày", ông Sáng nói.