Thứ Tư, 22 tháng 2, 2012

'Toa thuốc' giảm tai nạn và ùn tắc ở TP HCM

'Toa thuốc' giảm tai nạn và ùn tắc ở TP HCM

Phân luồng một chiều 16 tuyến đường, lắp đặt thêm giải phân cách, camera, xây dựng cầu vượt đi bộ... là những giải pháp cấp bách TP HCM sẽ triển khai để hạn chế tai nạn và ùn tắc giao thông.
Đề nghị rút giấy phép nếu nhà hàng không có bãi giữ xeHàng loạt công trình trọng điểm khởi công năm 2012TP HCM chi hơn 450 tỷ đồng lập kỷ cương giao thông

Trong Năm an toàn giao thông 2012, Sở GTVT lên phương án phân luồng 16 tuyến đường một chiều mới như khu vực Cao Thắng - Nguyễn Thị Minh Khai - Nguyễn Thiện Thuật - Phạm Viết Chánh - Cống Quỳnh; Bùi Thị Xuân - Sương Nguyệt Anh... Bên cạnh đó một số tuyến đường một chiều với xe ôtô như Hai Bà Trưng - Lê Văn Sỹ - Cách Mạng Tháng Tám...
Sở GTVT TP HCM hy vọng, với một loạt các giải pháp cấp bách TP HCM sẽ đạt được mục tiêu giảm 10% tai nạn và ùn tắc giao thông. Ảnh: H.C
Sở GTVT TP HCM hy vọng, với một loạt các giải pháp cấp bách TP HCM sẽ đạt được mục tiêu giảm 10% tai nạn và ùn tắc giao thông. Ảnh: H.C.
Song song đó, Sở cũng sẽ tiến hành lắp đặt giải phân cách hoặc đinh phản quang trên 12 tuyến đường đường như: Võ Văn Kiệt, Nguyễn Tất Thành; Trường Chinh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, quốc lộ 13 (Thủ Đức); triển khai mở rộng các hẻm nối giữa các tuyến đường để giảm áp lực giao thông cho các tuyến chính và các nút giao thông có lưu lượng xe cao. Việc mở rộng hẻm không phải là giải tỏa nhà mà là các quận, huyện sẽ đặt biển chỉ dẫn và có dân phòng, công an phường hướng dẫn ngay đầu hẻm vào giờ cao điểm.
Sở cũng sẽ phối hợp với các quận, huyện rà soát điều chỉnh lại các vị trí cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán và đậu xe hai bánh, xe ôtô, đồng thời xây dựng kế hoạch làm thông thoáng vỉa hè.
"Thành phố rà soát và điều chỉnh hợp lý chứ không phải cấm ngay. Chỗ nào cho đậu, dừng xe mà hợp lý thì không nên dẹp vì giao thông gồm có cả tĩnh và động. Mặt khác, hiện diện tích bãi để xe ở thành phố rất thiếu mà chúng ta dẹp ngay, dẹp tràn lan các điểm để xe hiện hữu thì sẽ gây "sốc". Dân biết để xe ở đâu", ông Lê Toàn, Phó giám đốc Sở GTVT TP HCM nhấn mạnh.
Ngoài các giải pháp trên, Sở GTVT đang nghiên cứu xây dựng một số cầu vượt có kết cấu thép lắp ghép (dành cho xe tải trọng dưới 3 tấn) tại một số trục đường quan trọng; nghiên cứu xây dựng cầu vượt cho người đi bộ trên đường Điện Biên Phủ, Quốc lộ 22 (trước Bến xe An Sương)...
TP sẽ ra soát điều chỉnh lại các vị trí cho phép sử dụng lòng đường, vỉa hè để kinh doanh buôn bán và để đậu xe hai bánh. Ảnh: H.C.
Đến nay, Sở GTVT đang xây dựng lộ trình xóa các điểm đen xuất hiện trong năm 2011, đề xuất lắp đặt hệ thống camera giám sát giao thông tại các trục, điểm ùn tắc giao thông.
Các khu quản lý giao thông đô thị sẽ tăng cường điều chỉnh, lắp đặt hệ thống biển báo giao thông, đèn tín hiệu giao thông, lắp đặt biển báo "hạn chế tốc độ" trên các đoạn đường cần phải kiểm soát để bảo đảm an toàn giao thông. Đối với các tuyến đường rộng, thẳng sẽ cho các loại xe tăng tốc để phát huy khả năng lưu thông như các tuyến đường như quốc lộ 22, quốc lộ 1, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trường Chinh, Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội…
Danh sách 23 tuyến đường đen về tai nạn giao thông: Quốc lộ 1, xa lộ Hà Nội, Nguyễn Văn Linh, quốc lộ 22, tỉnh lộ 10, quốc lộ 50, Hồng Bàng, Huỳnh Tấn Phát, Sài Gòn - Trung Lương, Điện Biên Phủ, Trường Chinh, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Thị Minh Khai, Kinh Dương Vương, Cộng Hòa, Nguyễn Hữu Cảnh, Ba Tháng Hai, quốc lộ 13, Phạm Hùng, Tôn Đức Thắng, Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường dẫn cầu Phú Mỹ, Nguyễn Văn Cừ.
Trong năm 2011, có 367 vụ TNGT trên 23 tuyến đường thường xảy ra TNGT trong khi tổng số vụ của toàn TP là 1.020 (chiếm gần 36%); số người chết là 328/868 (chiếm gần 38%); số người bị thương là 156/496 (chiếm gần 31,5%).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét